Hệ sinh thái CapiFas - capifas.com - giúp bạn Lập dự án, Gọi vốn đầu tư, Giải pháp thị trường & Bán mua doanh nghiệp
Tư duy bắt
chước. (ảnh: nguồn internet)
Sự
thành công của người khác thật là quyến rũ. Tuy nhiên, mỗi người có một hoàn
cảnh riêng nên việc bắt chước thường dẫn đến thất bại. Nguyên nhân là do có sự khác
biệt trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, mô hình nào cũng chỉ hiệu
quả với một qui mô nhất định, khi vượt ngưỡng đều dẫn đến sụp đổ. Thực hư thế
nào?
Nhà nông:
- Hàng xóm nhà tôi trồng thứ
quả mới, thu lợi nhuận khủng, được tôn vinh là gương sáng điển hình. Nhưng tôi bắt
chước thì thất bại ê hề. Tại sao?
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Dựa vào đâu mà ông biết mình
thất bại?
Nhà nông:
- Hỏi gì ngộ quá! Thu
không đủ chi thì thất bại chứ sao!
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Rõ ràng, mục đích của ông
là kiếm tiền, còn trồng thứ ấy chỉ là phương tiện.
- Với mục đích kiếm tiền,
không nhất thiết ông phải bắt chước trồng thứ ấy bởi vì còn rất nhiều cách khác
nữa. Sao ông không thử?
Trật chìa
giữa mục đích và phương tiện. (ảnh: nguồn internet)
Nhà nông:
- Gương sáng điển hình
được thiên hạ công nhận chứ không phải chuyện tầm phào. Tại sao phải thử cách
khác trong khi cách hàng xóm làm đã thành công?
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Hàng xóm thành công bằng
cách ấy nhưng chưa chắc ông cũng thành công vì giữa ông và họ có sự khác biệt.
Hãy tham khảo thêm bài viết: Biến của quen thành của lạ (link).
- Học người thành công,
như người ta biết bơi nhảy xuống nước bơi được, còn mình nhảy xuống nước thì
thấy... kêu cứu. Nhưng học từ người không biết bơi bị rơi xuống nước, mình cẩn
trọng để không nhảy mà cũng không bị rơi xuống nước thì không bị chết đuối.
Nhà nông:
- Khác biệt cái gì nào?
Tư duy hệ
thống về sản xuất nông nghiệp.
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Một là, khác biệt về NGUỒN
LỰC. Để
hiểu sâu sắc hơn về lục lực ứng dụng trong kinh doanh và công việc thực tiễn, hãy
tham khảo bài viết: LỤC LỰC: Nghệ thuật giải mã
nguồn lực nội tại của doanh nghiệp (link) hoặc tham dự khóa huấn
luyện Nhà quản trị thấu Tam lý - Hiệu năng cao (link). Sau đây là sự khác
biệt giữa hàng xóm và ông.
ü Khác biệt về nhân lực. Hàng xóm có tứ đại đồng đường, còn ông chỉ có một thân một mình. Khác biệt về tài lực. Hàng xóm có tiền
bạc để đầu tư toàn bộ, còn ông thì vay mượn tứ phương.
ü Khác biệt về vật lực. Hàng xóm dùng trâu để làm đất, còn ông thì dùng gà. Hàng xóm có
máy bay để phun thuốc trừ sâu, còn ông thì không có. Khác biệt về hệ lực. Hàng xóm có mối quan hệ nhiều năm với đại lý
phân bón, các kỹ sư nông nghiệp, thương lái thu mua,... Còn ông thì năm khi
mười họa mới giao lưu với họ một lần.
ü Khác
biệt về thương lực. Hàng
xóm có uy tín với thương lái thu mua, sản phẩm đã được thị trường tín nhiệm mấy
mùa lá rụng,... Còn ông thì lần đầu tiên trồng thứ này.
ü Khác biệt về năng lực. Hàng xóm tích được lũy được nhiều kinh nghiệm trồng trọt trong
thời gian, còn ông thì đang mày mò học lỏm. Hàng xóm mạo hiểm chấp nhận làm cái
mới, còn ông thì nhát cáy nên bắt chước làm theo. Hàng xóm biết dùng tiếp thị
trên internet, còn ông thì chưa rớ tới máy tính bao giờ.
Khác biệt
về ứng xử với rủi ro. (ảnh: nguồn internet)
- Hai là, khác biệt về GIẢI
PHÁP.
Chẳng hạn, giữa hàng xóm và ông khác nhau về thời vụ gieo trồng, giống, phân
bón, cách phòng trừ sâu bệnh, chế độ tưới tiêu, phương pháp thu hoạch, đóng
gói,...
- Vào thời computer, sự
sáng tạo trong trồng trọt, chăn nuôi được đẩy lên tầm cao diệu vợi. Chẳng hạn,
cho bò nghe nhạc giao hưởng, nuôi gà trong phòng lạnh, trồng lúa trên mái nhà, tưới
rau bằng bia,... Ôi, nhiều vô số kể!
Trang trại
nuôi khỉ công nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Nhà nông:
- Khác biệt về nguồn lực,
giải pháp dẫn đến điều gì?
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Dẫn đến lợi nhuận khác
nhau. Cho dù sản phẩm giống nhau, hàng xóm có thể ăn nên làm ra còn ông thì
tiền bạc đội nón ra đi không hẹn ngày về.
- Ông xem bảng sau rồi suy
ngẫm nhé! Tích của những con số dương sẽ là một con số dương, còn tính của một
mớ âm dương lẫn lộn thì chẳng biết kết quả âm hay dương. Hãy tham khảo thêm bài
viết: Trồng cây anh túc, nuôi con cave? (link).
Các yếu tố
giống nhau và khác nhau.
Nhà nông:
- Ngoài yếu tố nguồn lực
và giải pháp, còn yếu tố nào dẫn đến thất bại khi nhân rộng gương sáng điển
hình?
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Nguồn lực và giải pháp
là những yếu tố mang tính nội bộ của các nhà nông. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng
rất lớn đó là qui mô sản xuất của cả hội bắt chước nhau.
Đường cong
giá trị theo qui mô.
- Vùng tăng trưởng: Khi qui mô sản xuất thấp
hơn ngưỡng chuyển tiếp thì càng mở rộng qui mô sản xuất càng kiếm được nhiều
tiền hơn. Trong giai đoạn này, các vị quân sư quạt máy tỏ ra trí tuệ uyên thâm,
uy tín đầy mình khi động viên thiên hạ nhân rộng mô hình gương sáng.
- Vùng suy thoái. Khi qui mô sản xuất vượt
ngưỡng chuyển tiếp thì càng mở rộng qui mô sản xuất tiền bạc càng đội nón ra
đi. Trong giai đoạn này, việc đi tìm các vị thầy dùi khi xưa khác nào mò kim
đáy biển, họ lặn không sủi tăm. Rồi một ngày xấu trời, khổ chủ bàng hoàng đau
đớn nhận ra rằng, người gánh trọn nợ nần là chính mình.
Nhà nông:
- Sao mấy vị quân sự quạt
máy không báo động điểm chuyển tiếp để còn kịp thời tiến thoái?
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Nếu biết thì các vị ấy cũng báo động
rồi. Tiếc gì mà không nói! Hãy tham khảo thêm bài viết: Cụ ông đã làm giàu nhờ chuối to, củ bự?
(link).
Tư duy bắt
chước. (ảnh: nguồn internet)
Nhà nông:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp,
những yếu tố nào ảnh hưởng điểm chuyển tiếp?
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Thứ nhất, yếu tố thị
trường. Ban đầu chỉ có gương sáng làm, sau một thời gian có đến hàng
trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn người khác bắt chước nên qui mô bên cung tăng
khủng kiếp tương ứng hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn lần. Trong khi đó,
qui mô bên cầu tăng không tăng kịp dẫn đến cung vượt cầu.
- Thứ hai, yếu tố sinh
thái. Khi
mở rộng qui mô sản xuất có thể dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái làm phát sinh
sâu bệnh, ô nhiễm môi trường,... Chẳng hạn, tôm chỉ ăn mà không lớn, bắp không
có hạt, chuối chỉ trổ bông, gà ngủm củ tỏi,... bởi mật độ, qui mô nuôi trồng
quá lớn là chuyện thường ngày ở bộ lạc.
- Thứ ba, yếu tố thời gian. Sản phẩm nông nghiệp có
tính mùa vụ, thời gian bảo quản ngắn, có sự thay đổi tính chất sinh/lý/hóa trong quá
trình thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói, phân phối,... Đã có nơi cho bò ăn
thanh long, cho heo uống sữa bò,... bởi vì không biết đổ đi đâu cho hết.
Nhà nông:
- Tôi muốn thưởng lãm một
số sáng tạo đổi mới sản phẩm nông nghiệp?
Nhà Tư vấn sáng tạo:
- Xin mời xem những hình
sau và suy ngẫm nhé. Hãy tham khảo thêm bài viết: Sản phẩm mới khác chi cuộc
tình mới (link).
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Sáng tạo đổi
mới trong nông nghiệp. (ảnh: nguồn internet)
Câu hỏi gợi mở sáng tạo:
1. Đề xuất 101 ý tưởng về sản phẩm mới
(SÁNG TẠO).
2. Đề xuất 101 ý tưởng về tiếp thị (SÁNG TẠO) nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh nông nghiệp.
3. Đề xuất 101 ý tưởng về tưới tiêu (NƯỚC) nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả.
4. Đề xuất 101 ý tưởng về phân bón (PHÂN) nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả.
5. Đề xuất 101 ý tưởng về quản trị (CẦN) nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả.
6. Đề xuất 101 ý tưởng về giống (GIỐNG) nhằm nâng cao năng suất, hiệu
quả.
Trần Ngọc Truyền & Lý Trường Chiến
----------------------------------------------------------------------------------------------
Hệ sinh thái CapiFas - capifas.com - giúp bạn Lập dự án, Gọi vốn đầu tư, Giải pháp thị trường & Bán mua doanh nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét